
Trong hai ngày 28 và 29/3, Làng lụa Hội An (Quảng Nam) đã tổ chức Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam-Châu Á với sự tham gia của đại diện 9 quốc gia trên thế giới. Lần đầu tiên, một festival văn hóa dành riêng khai thác những giá trị văn hóa truyền thống của lụa Việt hòa quyện với sự phát triển của lụa tơ tằm châu Á.

Lần đầu tiên người dân Hội An và du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lụa Việt Nam bên cạnh lụa tơ tằm của hàng loạt quốc gia có nền sản xuất tơ lụa hàng nghìn năm như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar...

Với một không gian làng thuần Việt với vẻ đẹp kiến trúc cổ truyền xứ Quảng đã diễn ra lễ dâng hương Bà Chúa Tằm Tang, trình diễn kỹ thuật dệt truyền thống của những làng lụa Việt nam nổi tiếng như Tân Châu (An Giang), đũi ở Thái Bình, Cơ-tu Quảng Nam, Đặc Chăm Ninh Thuận. Đặc biệt nhất là sự phô diễn niềm tự hào của các nghệ nhân khi dày công giữ gìn những hoa văn cổ đã lưu truyền từ bao đời như những dòng chảy của đời sống văn hóa.

Những kỹ thuật dệt hoa văn cổ đám cưới của người Chăm, dệt thổ cẩm dân tộc Cơ-tu, lụa tơ tằm thiên nhiên làng nghề miền Bắc tại tỉnh Bắc Giang. Tất cả các cuộc trình diễn đều được phối hợp với nghệ nhân các làng nghề, trình diễn, hình ảnh và sản phẩm thật...

...và lụa bỗng thật sự nổi bật như một đại diện văn hóa, chứ không đơn thuần là một mặt hàng tiêu dùng nhờ sự tiếp nối thú vị giữa quá khứ và hiện đại, giữa trình diễn và sản xuất thật sự ngay tại không gian Làng lụa Hội An.



Những giá trị mang tính dân gian đã làm say lòng khách và thuyết phục các khách mời quan trọng quốc tế. Sáng nay, sau khi trò chuyện về Festival Ông Li Jilin – Chủ tịch Hiệp hội Tơ lụa Thế giới đã đánh giá Festival Văn hóa Tơ Lụa Việt Nam-Châu Á là một sáng kiến thú vị làm nổi bật văn hóa tơ lụa, làm cho những người sản xuất cảm thấy hứng khởi và có thể cổ vũ cho tinh thần của những nhà sản xuất tơ lụa.

Với triển lãm Tơ lụa Việt Nam Châu Á đã qui tụ 40 gian hàng của các nước Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp, Việt Nam, một sự so sánh giữa công nghệ sạch, sản phẩm hiện đại và những sản phẩm làm tay. Các gian hàng sẽ thu hút cho tính tiện dụng cao trong đời sống.



Tại Festival du khách được ngắm nhìn con tằm ăn lá dâu và nhả tơ...

Hai vị du khách nước ngoài rất thích thú khi thấy nong tằm...


Làm lễ hội văn hóa nghề, hoặc một sản phẩm như trước nay chúng ta vẫn thấy ở các lễ hội hoa, trà, cà phê, và nay là một doanh nghiệp làm lễ hội lụa, chính khả năng khai thác chiều sâu, liên kết lịch sử văn hóa giao thương với các nước trong khu vực.

Một nghệ nhân biểu diễn điệu kèn của dân tộc mình tại Festival...

Du khách quốc tế hào hứng và thích thú khi ngồi vào "quay tơ, dệt lụa".

Rất đông phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đưa tin về sự kiện này.
Tin tức khác
- 4 điểm đến VN vào top 100 đề cử điểm hấp dẫn nhất thế giới (18-01-2017)
- Đông trùng hạ thảo: Biệt dược hay 'cú lừa thế kỷ'? (18-01-2017)
- Chọn mặc đồ lụa và voan "đúng điệu" cho mùa mới (18-01-2017)
- Váy lụa đẹp cho những ngày rực nắng (18-01-2017)
- Cô gái yêu tơ lụa Việt (18-01-2017)
- Ngọc Hân học dệt lụa tơ tằm (18-01-2017)
- Khai mạc Festival văn hóa tơ lụa Việt Nam - châu Á (18-01-2017)
- Độc đáo làng nghề trong phố (18-01-2017)